Hôm nay hãy cùng Tin Học Bảo An tìm hiểu danh sách những CPU hỗ trợ TPM 2.0 để cài Windows 11 nhé. Windows 11 là phiên bản Windows mới nhất được Microsoft cho ra mắt vào tháng 10 năm 2021. Nhưng không phải bất kỳ máy tính nào cũng có thể nâng cấp lên Windows 11 nếu không đáp ứng được cấu hình mà Microsoft đề ra.
Mục Lục Bài Viết
TPM 2.0 Là Gì?
TPM (Trusted Platform Module 2.0) là một chuẩn mã hóa bằng phần cứng được giới thiệu năm 2014 và thường xuất hiện như là một con chip riêng biệt trên Mainboard, CPU hoặc nằm trong Firmware của máy tính. Người ta dùng nó để thực hiện các tác vụ liên quan đến an ninh và bảo mật dữ liệu, ví dụ như tạo khóa bảo mật và lưu trữ chúng. Microsoft có đưa ra danh sách những CPU có thể cài Windows 11, hầu hết là sau đời 2017.
Danh Sách Những CPU Hỗ Trợ TPM 2.0
Đối với CPU máy tính chắc hẳn ai cũng biết CPU được chia ra làm 2 đội đó là đội Xanh (Intel) và đội đỏ (AMD). Vậy những dòng CPU nào được hỗ trợ Update lên Windows 11.
CPU đội xanh (Intel):
- Intel Core 8th Gen (Coffee Lake)
- Intel Core 9th Gen (Coffee Lake Refresh)
- Intel Core 10th Gen (Comet Lake)
- Intel Core 10th Gen (Ice Lake)
- Intel Core 11th Gen (Rocket Lake)
- Intel Core 12th Gen (Alder Lake)
- Intel 11th Gen (Tiger Lake)
- Intel Xeon Skylake-SP
- Intel Xeon Cascade Lake-SP
- Intel Xeon Cooper Lake-SP
- Intel Xeon Ice Lake-SP
CPU đội đỏ (AMD):
- AMD Ryzen 2000
- AMD Ryzen 3000
- AMD Ryzen 4000
- AMD Ryzen 5000
- AMD Ryzen Threadripper 2000
- AMD Ryzen Threadripper 3000
- AMD Ryzen Threadripper Pro 3000
- AMD EPYC 2nd Gen
- AMD EPYC 3rd Gen
Bạn muốn mua PC có thể update lên Windows 11, tham khảo tại máy tính gaming giá rẻ
TPM 2.0 Có Những Lợi Ích Gì?
Chip TPM được dùng để bảo vệ và mã hóa dữ liệu, chúng sẽ lưu trữ thông tin bảo mật như mật khẩu, keys mã hóa và chứng chỉ bảo mật bằng phần cứng. Vậy chúng có những lợi ích nào:
- Mã hóa dữ liệu ổ cứng khiến hacker sẽ phải vất vả hơn trong việc giải mã dữ liệu vì họ không có quyền kiểm soát chip TPM nó còn được gọi là Bitlocker
- Được tích hợp tính năng chống giả mạo, trong trường hợp chip và mainboard bị hacker giả mạo thì TPM vẫn có khả năng khóa dữ liệu
- Khi phát hiện Virus hoặc các phần mềm độc hại trên thiết bị, TPM lập tức tự cách ly
- Có khả năng quét BIOS khi khởi động và chạy các bản test nhằm kiểm tra các phần mềm trước khi chạy
- Ngăn chặn khởi động máy tính và khóa máy nếu như phát hiện dữ liệu bị đánh cắp.
Chúng tôi có dịch vụ cấp cứu dữ liệu giá rẻ – chất lượng nhất HCM
Kết Luận
Nói chung TPM 2.0 được trang bị trên những CPU đời mới cũng có nhiều lợi ích giúp bạn có thể bảo mật thông tin tránh bị đánh cắp dữ liệu
Nhưng việc sở hữu bộ máy được trang bị TPM 2.0 vẫn là một điều gì đó khá khó khăn ở Việt Nam. Có thể do nhu cầu không quá nhiều hoặc kinh phí không đủ.
Như vậy, Tin Học Bảo An đã giải thích cho bạn hiểu TPM 2.0 là gì và danh sách những CPU hỗ trợ TPM 2.0 để cài Windows 11 cho bạn tham khảo.
Chúng tôi có dịch vụ cài Windows 11 tại nhà và đội ngũ kỹ thuật sẵn sàng hỗ trợ
BẠN CẦN MUA MÁY TÍNH GAMING CÓ CÀI SẴN WINDOWS 11 GIÁ RẺ – LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI
Tên Bài Viết: Danh Sách Những CPU Hỗ Trợ TPM 2.0 Và TPM 2.0 Là Gì?
Link Bài Viết: https://tinhocbaoan.com/danh-sach-nhung-cpu-ho-tro-tpm/
Hotline: O33.5O2.8946
Fanpage: https://www.facebook.com/suacardmanhinhtphcm/